Hầu như mọi người đều hiểu rõ được tầm quan trọng của việc uống nước khi tập thể thao hay là những khi vận động mạnh và dài như đạp xe hay chạy bộ. Tuy nhiên, lại có rất nhiều người nghĩ rằng khi đạp xe nên uống càng nhiều càng tốt. Điều này là không hợp lí và phản khoa học, tại sao lại như thế? Và chúng ta phải uống như thế nào để tốt nhất cho sức khỏe của bản thân?
Những lưu ý khi uống nước trong thời gian tập luyện thể thao:
Ưu tiên uống nước mát thay vì nước đá lạnh: Thực tế chỉ ra rằng cơ thể con người hấp thụ nước lạnh nhanh hơn nhiều so với nước ấm và nước nóng, vì thế, chúng ta phần lớn đều uống nước mát đến nước lạnh trong và sau khi luyện tập thể thao. Tuy nhiên việc uống nước đá lạnh là hoàn toàn không nên vì theo một số nghiên cứu cho thấy, nước đá lạnh có thể làm cho hệ tiêu hóa của chúng ta bị "sốc", vì cơ thể chúng ta sau một khoảng thời gian dài vận động mạnh đã trở nên ấm hơn so với bình thường.
Nên sử dụng nước điện giải có lợi cho sức khỏe: Hiện tại nhiều giải chạy bộ hay chạy xe đạp đều cung cấp nước điện giải hỗ trợ cho vận động viên trong suốt quá trình vận động. Mặc dù uống nước lọc sau khi tập thể dục là rất quan trọng, nhưng uống nước ép trái cây hoặc sử dụng dung dịch điện giải như nước uống thể thao, nước oresol là rất có lợi hơn cho sức khỏe.
Nạp vào lượng nước vừa đủ: Chúng ta cần cân nhắc uống bao nhiêu nước trong và sau khi tập thể thao là đủ, lượng nước lí tưởng nhất là 250ml nước trong vòng 30 phút sau khi tập thể dục, 500-600ml nước vào thời điểm 2-3 giờ trước khi tập thể dục và 200-300ml mỗi 10-20 phút trong thời gian tập thể dục.
Điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta nạp vào một lượng nước quá lớn:
Máu của bạn bị loãng vì uống quá nhiều nước nên lượng natri trong máu giảm xuống gây ra nguy hiểm. Tình trạng này là hiếm gặp trong số những người thể dục bình thường, nhưng đôi khi xảy ra với các vận động viên như những người chạy marathon, tiêu thụ nhiều nước sau khi kết thúc một cuộc chạy đường dài. Hạ natri máu gây rối loạn ý thức, yếu người, kích động và có thể lên cơn động kinh. Các triệu chứng sớm của hạ natri máu có thể bao gồm: buồn nôn, mất phương hướng và chuột rút cơ bắp.
Vận động, tập luyện thể thao như chạy bộ, đạp xe là rất tốt nhưng hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ bản thân và luôn khỏe mạnh, bạn nhé!
Nếu chưa có một chiếc xe đạp của riêng mình, bạn hoàn toàn có thể ghé qua website bike2school.vn để tham khảo hoặc trải nghiệm sản phẩm trực tiếp tại Showroom ở địa chỉ 68 Trương Công Giai, Cầu Giấy, Hà Nội nhé.
Liên hệ với chúng tôi theo hotline: 09 1900 8533