Bike2School head banner

Cách bảo dưỡng hubs (đùm) xe đạp hiệu quả tối ưu

Đăng bởi Trần Hà vào lúc 09/09/2024

Đùm xe đạp là bộ phận quan trọng giúp bánh xe quay mượt mà và ổn định. Việc bảo dưỡng định kỳ đùm xe giúp giảm ma sát, tránh hư hỏng và tăng cường hiệu suất vận hành. Dưới đây Bike2school sẽ hướng dẫn các bảo dưỡng hubs (đùm) xe đạp thể thao chi tiết và hiệu quả.

dum-xe-dap

1

Các loại đùm xe đạp phổ biến

Đùm sử dụng bi không kín

Đây là loại đùm phổ biến trên nhiều dòng xe đạp như xe đạp địa hình, xe đạp đua... Bao gồm hệ thống bi và nón (cone) tự do bên trong đùm. Loại đùm này cho phép người dùng có thể tháo rời, bảo dưỡng và thay thế các bi khi cần thiết.

Cấu tạo: 

Đùm gồm hai phần chính là cốc (cup) được gắn cố định vào đùm và nón (cone) có thể điều chỉnh. Bi được đặt giữa cốc và nón để giúp bánh xe quay mượt.

Cách thức hoạt động: 

Khi bánh xe quay, bi sẽ lăn giữa cốc và nón, giúp giảm ma sát. Tuy nhiên, nếu không được bảo dưỡng thường xuyên, bụi bẩn và nước có thể xâm nhập vào, gây mài mòn và ảnh hưởng đến hiệu suất của đùm. 

dum-xe-dap

Đùm bi kín

Đùm bi kín được thiết kế với các vòng bi khép kín, giúp ngăn chặn hoàn toàn bụi bẩn và nước xâm nhập. Đùm bi kín thường cho cảm giác quay mượt và ổn định hơn, đặc biệt trong điều kiện thời tiết xấu.

Mặc dù ít bảo dưỡng, nhưng khi vòng bi bên trong đùm kín bị hỏng, người dùng không thể thay thế hoặc bảo dưỡng dễ dàng như đùm bi không kín. Thay vào đó, vòng bi hoặc cả đùm sẽ cần được thay mới.

So với đùm bi không kín, đùm bi kín ít cần bảo dưỡng hơn, hiệu suất hoạt động cao hơn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên chi phí thay thế cao hơn và khó sửa chữa sơn so với đùm bi không kín. 

2

Cách bảo dưỡng đùm xe đạp không kín

Chuẩn bị dụng cụ: 

  • Cờ lê nón (cone spanner): Thường có kích thước 15mm và 17mm để tháo và siết các nón.
  • Mỡ bôi trơn: Dùng để bôi vào các viên bi và trục đùm nhằm giảm ma sát.
  • Tua vít nam châm: Giúp lấy các viên bi ra khỏi đùm một cách dễ dàng.
  • Bộ dụng cụ tháo cassette: Cần thiết để tháo cassette khỏi bánh sau nếu xe sử dụng hệ thống đùm này.
  • Khăn lau và dung dịch tẩy dầu mỡ: Để làm sạch các bộ phận trước khi bôi trơn và lắp ráp lại.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Tháo đùm 

  • Đầu tiên, tháo bánh xe khỏi khung. Nếu là bánh sau, cần tháo cả cassette và đĩa phanh nếu có.
  • Sử dụng cờ lê nón để tháo đai ốc khóa (locknut) và nón trên một bên trục đùm. Lưu ý giữ thứ tự các bộ phận đã tháo ra để dễ dàng lắp lại.

Bước 2: Vệ sinh đùm

  • Sau khi tháo trục đùm, sử dụng tua vít nam châm để lấy từng viên bi ra khỏi cốc đựng.
  • Sử dụng dung dịch tẩy dầu mỡ và khăn lau để làm sạch hoàn toàn bi, cốc và nón. Kiểm tra các dấu hiệu mòn hoặc hư hỏng trên bi, nón và cốc. Nếu có hư hỏng, nên thay mới.

Bước 3: Bôi trơn và lặp lại

  • Bôi một lượng mỡ vừa đủ vào cốc đựng bi trong đùm. Sau đó, đặt các viên bi trở lại đúng vị trí.
  • Tiếp tục lắp trục đùm trở lại qua các viên bi, đảm bảo trục đùm quay mượt mà và không gặp vấn đề gì khi lắp lại nón và đai ốc khóa.

Bước 4: Điều chỉnh độ căng của nón bi

  • Sau khi lắp các bộ phận lại đúng thứ tự, điều chỉnh nón sao cho vừa đủ độ căng. Nếu quá chặt, bi sẽ bị kẹt và bánh xe quay không mượt. Nếu quá lỏng, bánh xe sẽ bị rơ.
  • Tiến hành kiểm tra bằng cách quay bánh xe và cảm nhận độ mượt của bánh cũng như xem có độ rơ hay không. Điều chỉnh cho đến khi bánh xe quay mượt mà và không có độ rơ.

dum-xe-dap

3

Cách bảo dưỡng đùm xe đạp kín

Chuẩn bị dụng cụ

  • Cờ lê nón: Dùng để tháo và siết các đầu chụp cũng như nón, giúp tháo lắp các bộ phận đùm một cách chính xác mà không làm hỏng cấu trúc.
  • Chìa lục giác: Hỗ trợ trong việc tháo lắp các bộ phận, đặc biệt cần thiết cho các loại đùm xe hiện đại có sử dụng ốc lục giác.
  • Búa cao su: Để gõ nhẹ khi cần tháo bi ra khỏi đùm, tránh gây hư hại cho các bề mặt và bộ phận nhạy cảm trong quá trình tháo lắp.
  • Dụng cụ ép bi: Được sử dụng để lắp bi mới vào đúng vị trí, đảm bảo an toàn và chính xác, tránh làm lệch hoặc hỏng các bộ phận trong quá trình lắp ráp.
  • Mỡ bôi trơn: Dùng để bôi vào các viên bi, mâm và trục đùm, giúp giảm ma sát và tăng độ bền cho các chi tiết trong quá trình vận hành.

Các bước thực hiện

Bước 1: Tháo đầu chụp (end cap)
Sử dụng cờ lê và chìa lục giác để tháo các đầu chụp của đùm. Hãy lưu ý giữ lại các miếng đệm hoặc vòng đệm (nếu có) để đảm bảo việc lắp lại dễ dàng và chính xác.

Bước 2: Tháo bi cũ
Dùng dụng cụ tháo bi để gõ nhẹ và lấy các viên bi cũ ra khỏi đùm. Cần thao tác cẩn thận để tránh làm hư hỏng các bộ phận khác của đùm trong quá trình tháo bi.

Bước 3: Vệ sinh và kiểm tra đùm
Sử dụng dung dịch tẩy dầu mỡ để làm sạch tất cả các bộ phận của đùm, đặc biệt là mâm và chốt. Sau đó, kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng của các bộ phận xem có bị mòn, nứt hay hư hỏng không để quyết định thay thế nếu cần.

Bước 4: Lắp bi mới
Bôi một lượng mỡ bôi trơn vừa đủ lên các viên bi mới cũng như các bề mặt tiếp xúc trong đùm. Sau đó, sử dụng dụng cụ ép bi hoặc một công cụ tương tự để lắp bi mới vào đúng vị trí một cách an toàn và chính xác.

Bước 5: Hoàn thiện lắp ráp
Sau khi các viên bi đã được lắp đặt đúng, lắp lại các bộ phận theo thứ tự ban đầu, bao gồm đầu chụp, miếng đệm và các phần khác. Cuối cùng, kiểm tra lại bằng cách quay bánh xe để đảm bảo bánh quay mượt mà và không có hiện tượng bị rơ hay kẹt.

4

Lưu ý khi tiến hành bảo dưỡng đùm xe đạp

Dưới đây là một số lưu ý khi bảo dưỡng: 

Kiểm tra và thay thế khi cần thiết

Bi đùm và các thành phần liên quan như nón và mâm cần được kiểm tra thường xuyên. Nếu phát hiện dấu hiệu mài mòn nặng, chẳng hạn như bi bị biến dạng, mòn rỗ, hoặc bánh xe quay không mượt, nên thay thế ngay lập tức để tránh hư hại thêm

Chọn đúng loại mỡ và dụng cụ

Sử dụng loại mỡ bôi trơn chất lượng cao, phù hợp với điều kiện thời tiết và môi trường mà xe đạp thường xuyên hoạt động. Mỡ bôi trơn không phù hợp có thể làm giảm hiệu quả bảo dưỡng và làm mòn nhanh các bộ phận.

Bảo dưỡng định kỳ

Nên thực hiện bảo dưỡng đùm xe theo chu kỳ định kỳ, đặc biệt là sau khi đi trong điều kiện thời tiết ẩm ướt hoặc đường bẩn. Việc bảo dưỡng thường xuyên sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của đùm và đảm bảo xe luôn vận hành ổn định.

Bảo dưỡng đùm xe là một yếu tố quan trọng giúp xe đạp vận hành trơn tru, ổn định và an toàn. Bạn đừng quên bảo dưỡng định lỳ để có những trải nghiệm đạp xe hoàn hảo nhất.

Gọi Hotline Facebook zalo zalo Chat Zalo
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Bike2School - Hệ thống bán lẻ xe đạp
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn