Bản kiểm điểm là văn bản khá phổ biến và đặc biệt quan trọng đối với những học sinh vi phạm nội quy của trường lớp. Vậy mẫu bản kiểm điểm học sinh được viết như thế nào? Hãy cùng Bike2School tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Bản kiểm điểm học sinh là gì?
Bản kiểm điểm học sinh hay bản kiểm điểm cá nhân học sinh là biểu mẫu được viết sau mỗi kỳ học hoặc sau khi các bạn học sinh vi phạm nội quy của trường lớp và được yêu cầu bởi giáo viên chủ nhiệm. Học sinh sẽ tường thuật lại những vi phạm của mình qua bản kiểm điểm để tự rút kinh ghiệm và nâng cao ý thức. Thông qua đó, nhà trường, giáo viên và cả phụ huynh có thể xem xét, từ đó đưa ra các phản hồi xây dựng và hướng dẫn cụ thể.
Mẫu bản kiểm điểm học sinh được phân thành 2 loại như sau:
- Loại 1: Bản kiểm điểm tổng hợp lại tất cả những hành vi mắc lỗi của học sinh, dành cho những học sinh cá biệt, thường xuyên mắc lỗi, vi phạm nội quy trường lớp. Loại bản kiểm điểm này giúp học sinh tự rút ra bài học cho bản thân mình để lần sau không mắc phải.
- Loại 2: Bản kiểm điểm được sử dụng vào thời điểm cuối học kỳ và cuối năm giúp học sinh tổng kết lại những thành tựu và hạn chế của mình trong suốt 1 học kỳ hoặc một năm học.
Tại sao bản kiểm điểm học sinh lại quan trọng?
Bản kiểm điểm cá nhân học sinh là một yếu tố quan trọng đối với cả nhà trường và học sinh vì những lí do sau:
- Giúp nhà trường đánh giá ý thức học sinh: Thông qua bản kiểm điểm, nhà trường có thể đánh giá mức độ ý thức của học sinh đối với các quy định, nguyên tắc và giá trị trong quá trình học tập. Từ đó nhà trường có thể xác định mức độ chấp hành của học sinh về các quy tắc đạo đức và nội quy chung.
- Xây dựng ý thức tự đánh giá: Khi viết bản kiểm điểm, học sinh sẽ tự tường thuật lại vi phạm và đánh giá về hành vi đó. Điều này sẽ giúp học sinh có cơ hội nhìn nhận rõ hơn về sai lầm của mình và tìm phương pháp cải thiện.
- Thúc đẩy sự phát triển cá nhân: Khi viết bản kiểm điểm, học sinh sẽ tự nhận thức được sai lầm và nhìn ra những khó khăn mà học sinh gặp phải khi chấp hành nội quy. Nó cung cấp một cơ hội để hướng dẫn và định hướng cho sự phát triển cá nhân của học sinh.
- Giao tiếp và phản hồi xây dựng: Bản kiểm điểm nhận lỗi là một phương tiện giao tiếp giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh. Nó tạo cơ hội để các bên cùng nhau thảo luận về các lỗi và đưa ra đề xuất cải thiện ý thức của học sinh.
Những nội dung bắt buộc trong bản kiểm điểm học sinh
Khi viết bản kiểm điểm, cần phải có những nội dung dưới đây để đảm bảo bản điểm điểm chỉn chu, đạt đúng tiêu chuẩn.
- Quốc hiệu, tiêu ngữ: Quốc hiệu viết chữ in hoa, đặt ở vị trí giữa trang giấy. Còn về tiêu ngữ, bạn cần viết in hoa chữ cái đầu tiên của cụm từ và đặt ở vị trí giữa bên dưới Quốc hiệu.
- Địa điểm, thời gian viết bản kiểm điểm: học sinh cần viết thông tin chính xác nhất, điều này thể hiện sự trung thực cũng như mong muốn sửa lỗi.
- Tên bản kiểm điểm: Học sinh đặt tên bản kiểm điểm dựa trên lỗi mình vi phạm. Ví dụ bản kiểm điểm về việc nói chuyện riêng trong lớp, bản kiểm điểm về việc không làm bài tập về nhà....
- Kính gửi: Phần này học sinh viết rõ người tiếp nhận bản kiểm kiểm, nên viết ở giữa trang giấy.
- Thông tin người viết bản kiểm điểm: Viết chính xác đầy đủ thông tin của người viết bản kiểm điểm
- Nội dung kiểm điểm (hành vi vi phạm): Trong phần này, học sinh hãy trình bày trung thực, chính xác và ngắn gọn các lỗi mà mình vi phạm. Tuyệt đối không bao che, nói sai sự thật để vấn đề nhanh chóng được giải quyết.
- Nhận lỗi sai và đưa ra cam kết: Học sinh cần chân thành nhận lỗi để được thầy cô thông cảm và dễ dàng tha thứ.
- Lời cảm ơn: Gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy cô
- Chữ ký học sinh và phụ huynh học sinh: Cần có chữ ký học sinh để xác nhận thông tin và ngoài ra có thêm chữ ký phụ huynh nếu lỗi của học sinh cần được gia đình xem xét và đánh giá.
Mẫu bản kiểm điểm học sinh
Một số mẫu bản kiểm điểm cá nhân học sinh phổ biến:
Mẫu bản kiểm điểm cá nhân học sinh số 1
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN KIỂM ĐIỂM Kính gửi: Thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp................ Tên em là:......................................... Học sinh lớp:.................. Trường:.................................... Hôm nay em viết bản tự kiểm điểm này xin tự nghiêm khắc kiểm điểm nhận lỗi của bản thân như sau: Vào ngày ……., trong giờ học môn ……….. do thầy (cô) ……. phụ trách giảng dạy, em có mắc lỗi đó là ........................................... khiến thầy (cô) nhắc nhở và làm ảnh hưởng tới tập thể lớp. Em tự nhận thấy lỗi của bản thân rất lớn, gây ảnh hưởng tới lớp và làm thầu cô phiền lòng. Vì vậy, em viết bản kiểm điểm này để nhận lỗi trước thầy cô và tập thể lớp. Em xin hứa lần sau sẽ không tái phạm, nếu tái phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường và thầy (cô) đề ra. Kính mong nhận được sự tha thứ và giúp đỡ từ thầy cô và các bạn trong lớp. Em xin trân trọng cảm ơn!
…………., ngày… tháng… năm…… Học sinh (Ký và ghi rõ họ tên)
|
Mẫu bản kiểm điểm cá nhân học sinh số 2:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc BẢN KIỂM ĐIỂM Học kì ……. (năm học 20…… – 20……)
Kính gửi: Thầy (cô) giáo chủ nhiệm lớp................ Tên em là:......................................... Học sinh lớp:.................. Trường:.................................... Trong học kì …… (năm học 20…… – 20…..) vừa qua, em đã có những ưu điểm và khuyết điểm sau: - Ưu điểm:
- Khuyết điểm:
Với những ưu và khuyết điểm trên, em xin đánh giá hạnh kiểm của cá nhân như sau: - Tự xếp loại hạnh kiểm:…………………… Ngoài ra, em xin đưa ra một vài ý kiến đóng góp về lớp học trong học kỳ sắp tới, mong được thầy cô xem xét. - Ý kiến cá nhân:....................................................................................................... Trên đây là bản kiểm điểm cá nhân của em. Kính mong thầy/cô giáo xem xét, đánh giá và xếp loại hạnh kiểm cho em. Trong học kỳ tới, em xin hứa sẽ cố gắng, nỗ lực hơn nữa để học tập tốt, thực hiện theo đúng nội quy và có những đóng góp hơn nữa cho lớp, trường. Em xin chân thành cảm ơn!
…………., ngày… tháng… năm…… Học sinh (Ký và ghi rõ họ tên)
|
Những lưu ý khi viết bản kiểm điểm học sinh.
Khi viết bản kiểm điểm, học sinh cần lưu ý một số yếu tố dưới đây để có một bản kiểm điểm chỉn chu nhất:
- Tự nhận lỗi và trách nhiệm: Học sinh cần nhìn nhận một cách trung thực về những lỗi đã xảy ra và nhận trách nhiệm cho những hành vi hay kết quả không đạt yêu cầu.
- Sử dụng ngôn ngữ rõ ràng và trung thực: Học sinh cần sử dụng ngôn từ dễ hiểu và tránh sự mơ hồ hoặc phê phán. Trình bày thông tin một cách trung thực, khách quan.
- Tự đề xuất biện pháp cải thiện: Đề xuất một số biện pháp cụ thể và khả thi để cải thiện những khía cạnh mà bạn nhận ra trong bản kiểm điểm. Cố gắng tìm ra cách thể hiện sự cam kết của bạn đối với sự phát triển và khám phá tiềm năng cá nhân của bạn.
Trên đây là những mẫu bản kiểm điểm học sinh mới nhất năm 2023. Bike2School mong rằng những chia sẻ vừa rồi sẽ có tác động quan trọng đến quá trình tự đánh giá ý thức và cải thiện bản thân của các bạn học sinh!