Khung sườn là bộ phận quan trọng quyết định đến sự bền bỉ của xe đạp, chất liệu khung phổ biến nhất hiện nay là khung nhôm và khung thép. Hãy cùng Bike2school tìm hiểu xem giữa 2 loại, loại khung nào tốt nhé!
1. Xe đạp khung nhôm
Xe đạp khung nhôm là loại xe được làm từ hợp kim nhôm, đây là chất liệu khung xe đạp phổ biến nhất hiện nay trên các dòng xe đạp từ xe đạp trẻ em, xe đạp đường phố đến xe đạp địa hình. Với đặc tính nhẹ, độ bền cao và cứng, xe đạp khung nhôm là lựa chọn lý tưởng cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau từ đi dạo trong thành phố đến leo núi và thậm chí là đua xe.
Ưu nhược điểm của xe đạp khung nhôm
Ưu điểm | Nhược điểm |
Nhẹ nhàng và linh hoạt: Trọng lượng của xe đạp khung nhôm rất nhẹ và bền bỉ, dễ dàng di chuyển, khuân vác, hay kiểm soát xe trên những địa hình đồi núi phức tạp, mưa ẩm trơn trượt. | Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng xe đạp khung nhôm vấn tồn tại một số hạn chế. Xe đạp khung nhôm không hấp thụ xóc tốt bằng các vật liệu khác như carbon, nên người lái có thể cảm nhận được nhiều cú sốc hơn khi đi trên địa hình gồ ghề. Vì thế, đây không phải lựa chọn cho những chiếc xe đạp lái trên những tour đường dài, dễ khiến người lái cảm thấy mệt mỏi. |
Độ bền cao: Xe đạp khung nhôm có khả năng chống lại sự ăn mòn cao, trọng tải lớn. Khả năng chịu được va đạp và không dễ bị hỏng hoặc cong vênh. |
Dù có độ bền tương đối cao tuy nhiên nhôm vẫn có tính dẻo hơn, vì thế khi va chạm với một lực rất mạnh, nó có thể bị biến dạng. |
Thời gian sử dụng xe lâu dài: Tuổi thọ tương đối cao, trung bình từ 5 đến 10 năm, tùy vào quá trình bảo dưỡng và mức độ sử dụng sẽ có thời gian khác nhau. |
Khó sửa chữa và chi phí sửa chữa cao hơn chất liệu thép. |
Giá cả: nằm trong phân khúc tầm trung | Giá thành khung nhôm thường cao hơn khung thép. |
2. Xe đạp khung thép
Xe đạp khung thép thường được làm từ các loại hợp kim thép chất lượng cao, có đặc tính cứng, bền và có khả năng hấp thụ xóc tốt, mang lại cảm giác lái xe thoải mái và an toàn. Xe đạp khung thép thường được ưa chuộng trong các loại xe đạp cổ điển, xe đạp du lịch, đi phượt và xe đạp địa hình. Xe đạp khung thép cũng thường nằm trong phân khúc giá rẻ nên sẽ là lựa chọn tốt cho những ai có ngân sách hạn chế nhưng vẫn muốn có một chiếc xe đạp chất lượng.
Ưu nhược điểm của xe đạp khung thép
Ưu điểm | Nhược điểm |
Loại khung phổ biến, nằm trong phân khúc giá rẻ | Nhược điểm lớn nhất của xe đạp khung thép đó là trọng lượng nặng hơn so với xe đạp khung nhôm hoặc carbon. Vì vậy, nó không được thích hợp cho việc đua xe hoặc leo núi. |
Khung xe đạp bằng thép dày hơn so với loại nhôm | Xe đạp khung thép dễ bị han gỉ trong những điều kiện thời tiết ẩm ướt và dưới sự tác động của oxy. |
Cứng cáp và chắc chắn, có tính bền và khả năng chống lại biến dạng cao |
Khó giữ thằng bằng khi bắt đầu tập xe và dễ mỏi chân khi đạp. |
Sửa chữa dễ dàng:Trong trường hợp hỏng hóc, khung thép dễ dàng được sửa chữa hơn so với các vật liệu khác như carbon. |
3. Xe đạp khung nhôm có tốt hơn khung thép không?
Xe đạp khung nhôm có tốt hơn khung thép không là câu hỏi của rất nhiều người mua xe đạp. Một chiếc xe đạp tốt nhất là một chiếc phù hợp nhất với nhu cầu của bạn. Mỗi một loại khung sẽ mang tới những trải nghiệm khác nhau và đáp ứng được các nhu cầu riêng khác nhau.
Nếu như xe đạp khung thép là sự lựa chọn truyền thống, dễ dàng thể khắc phục những thiệt hại cho khung xe như cong vênh nếu như nó được làm bằng thép thay vì nhôm. Dù khung thép có trọng lượng nặng hơn khung nhôm nhưng lại có giá thành hợp lý hơn.
Nếu bạn là người ít sử dụng xe đạp, chỉ sử dụng để chở đồ, đạp xe định kỳ mỗi tuần hoặc bạn không muốn đầu tư quá nhiều chi phí cho chiếc xe đạp, bạn có thể chọn mua xe đạp khung sườn thép vừa tiết kiệm vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng.
Một số mẫu xe đạp thể thao, xe đạp mini khung thép:
>>Xe đạp thể thao Vicky VIC26 FURY
>>Xe đạp mini Thống Nhất NEW 26 2023
Còn đối với những người sử dụng xe đạp hàng ngày, thường xuyên leo núi hoặc đạp xe đường dài thì nên lựa chọn xe đạp khung nhôm. Bởi xe đạp khung nhôm vừa có giá thành hợp lý, trọng lượng nhẹ và cho những chuyến đi chắc chắn hơn thép. Hơn nữa, xe đạp khung nhôm còn có khả năng miễn nhiễm với rỉ sét cho nên người dùng không phải lo chiếc xe đạp bị hoen ố, mất thẩm mỹ như khung bằng thép.
Một số mẫu xe đạp thể thao, xe đạp mini khung nhôm:
>>Xe đạp thể thao MTB Life 700C HBR 66 27.5 inch
>>Xe đạp thể thao TrinX TR216 27.5 Inch
>>Xe đạp thể thao Giant ATX720
>>Xe đạp Mini Low Carbon City 026
>>Xe đạp Mini Life Beauty - 26 inches
Hi vọng với những thông tin này đã giúp bạn trong việc đưa ra quyết định nên chọn xe đạp khung nhôm hay thép! Chúc các bạn sở hữu được chiếc xe đạp phù hợp với mình nhé!