Xe đạp địa hình là người bạn đồng hành tuyệt vời trong hành trình phám phá, chinh phục những vùng đất mới. Tuy nhiên để chọn được chiếc xe địa hình phù hợp thì không hề dễ dàng. Bài viết dưới đây, bike2school sẽ chia sẻ những kinh nghiệm mua xe đạp địa hình, giúp bạn tìm được chiếc xe hoàn hảo, phù hợp với bản thân.
Ưu điểm của xe đạp địa hình
Xe đạp địa hình có nhiều ưu điểm vượt trội so với các dòng xe đạp thể thao khác. Các ưu điểm nổi bật của dòng xe địa hình như:
- Linh hoạt và đa năng: Có thể được sử dụng cho cả mục đích thể thao, du lịch hay đi lại hàng ngày.
- Độ bền cao: Xe đạp địa hình được thiết kế để chịu đựng được những va đập mạnh và điều kiện địa hình khắc nghiệt.
- Hệ thống truyền động tối ưu: Xe đạp địa hình được trang bị bộ truyền động đa cấp tốc độ, giúp xe di chuyển mượt mà trên nhiều loại địa hình khác nhau, từ đường phẳng cho đến đường núi, đồi.
- Bánh xe đặc biệt: Kích thước bánh xe lớn hơn và lốp có độ bám, mẫu mã phù hợp với mọi loại địa hình, từ bùn lầy đến đá sỏi.
- Khung xe chắc chắn: Khung xe thường được làm từ nhôm hoặc carbon, đảm bảo sự chắc chắn cần thiết khi đi trên địa hình phức tạp.
Kinh nghiệm chọn mua xe đạp địa hình
Dưới đây là một số lưu ý khi chọn mua xe đạp địa hình
Chọn kích thước xe đạp phù hợp
Chiều cao của bạn là yếu tố quan trọng nhất để xác định kích thước xe đạp phù hợp. Một cách để xác định kích thước xe là đo khoảng cách chiều dài chân và so sánh với kích thước khung xe. Cách đo:
- Đứng thẳng, chân mở rộng khoảng 15-20 cm.
- Dùng thước đo từ mặt đất đến điểm cao nhất của háng.
- Sử dụng số đo này và so sánh với bảng kích thước xe đạp.
Bảng kích thước xe đạp địa hình theo chiều cao
*Note: Inseam – Kích cỡ chiều dài trong của chân.
Ngoài ra khi chọn xe đạp địa hình, cần phải chú trọng thêm yếu tố về giới tính. Nam giới dễ dàng lựa chọn những mẫu xe có khung lớn hơn, thiết kế mạnh mẽ và khả năng chịu đựng tốt. Tuy nhiên với nữ giới cần chọn xe có khung nhẹ nhàng. Tay lái và yên xe phù hợp với vóc dáng nhỏ nhắn của phụ nữ.
Chọn khung xe
Về chất liệu khung: Khung xe đạp địa hình thường được làm từ 3 loại vật liệu chính là hợp kim nhôm, hợp kim thép và carbon..
- Nhôm: Nhẹ, chịu lực tốt, và có giá cả phải chăng. Phù hợp với hầu hết người sử dụng. Tuy nhiên khả năng chịu va đập kém
- Carbon: Nhẹ hơn nhôm, độ cứng cao, nhưng đắt hơn. Thích hợp cho người đi xe chuyên nghiệp
- Thép: Chắc chắn và bền, nhưng trọng lượng nặng và dễ bị ăn mòn. Phù hợp với những ai ưa chuộng độ bền và phong cách cổ điển.
Về kích thước khung xe: Sử dụng bảng kích thước khung xe dựa trên chiều cao như đã trình bày ở phần trước. Ngoài ra, hãy chọn khung xe sao cho thoải mái nhất khi ngồi trên yên, có thể chạm chân xuống đất một cách dễ dàng.
Chọn hệ thống giảm xóc
Hệ thống giảm xóc (hay còn gọi là phuộc) cho phép xe đạp địa hình thích nghi với đa dạng các loại địa hình, từ đường đất, đá, đến các đoạn đường có gốc cây, hố sâu.Giảm xóc giúp hấp thụ các cú sốc và va đập, làm giảm áp lực lên cơ thể, đặc biệt là cột sống và cổ tay. Ngoài ra còn giúp bánh xe duy trì tiếp xúc với mặt đất tốt hơn, ngay cả trong điều kiện địa hình không ổn định.
Phuộc xe đạp địa hình có 2 loại chính: Phuộc lò xo và phuộc hơi
Đặc điểm | Phuộc lò xo | Phuộc hơi |
Cấu tạo | Sử dụng lò xo thép để giảm xóc | Sử dụng không khí nén để giảm xóc |
Trọng lượng | Thường nặng hơn so với phuộc hơi. | Nhẹ hơn, do cấu tạo không dùng lò xo thép. |
Hiệu năng | Cung cấp cảm giác mượt mà, phù hợp với địa hình gồ ghềnh. | Có khả năng phản hồi nhanh, phù hợp với đa dạng địa hình |
Bảo dưỡng | Bảo dưỡng dễ dàng, ít cần chăm sóc định kỳ. | Cần bảo dưỡng định kỳ |
Chi phí | Thường rẻ hơn so với phuộc hơi | Có giá thành cao hơn do công nghệ và tính năng ưu việt |
Chọn phanh xe đạp địa hình
Xe đạp địa hình sử dụng 2 loại phanh chính: Phanh đĩa và phanh vành
Đặc điểm | Phanh đĩa | Phanh vành |
Hiệu suất | Có khả năng phanh chính xác và ổn định hơn trong điều kiện ẩm ướt và bùn đất. | Có hiệu suất phanh tốt trong điều kiện khô ráo và trong thành phố. |
Trọng lượng | Thường nặng hơn do có nhiều bộ phận và lẫy phanh. | Thường nhẹ hơn do ít bộ phận và không có đĩa phanh. |
Điều khiển | Có thể điều khiển phanh mạnh hoặc nhẹ dễ dàng bằng cần phanh hoặc tay cầm. | Điều khiển phanh thông qua cần phanh hoặc tay cầm, nhưng cần áp lực mạnh hơn để dừng xe. |
Chi phí | Thường đắt hơn do độ phức tạp của hệ thống. | Thường rẻ hơn vì phần lớn là phanh vành cơ bản. |
Chọn bánh xe đạp địa hình
Tùy thuộc vào loại địa hình bạn di chuyển để chọn loại bánh xe đạp phù hợp. Nếu bạn thường xuyên di chuyển trên những cung đường khó khăn núi đồi, rừng rậm, đất, đá, bùn đất thì nên chọn loại bánh xe có gai vì có độ bám cao, tăng khả năng kiểm soát và tránh trơn trượt trên mặt đường.
Ngược lại nếu đi đường trường, tương đối bằng phẳng và ít chướng ngại vật nên chọn loại bánh xe có lốp không vân gai giúp tăng tốc độ và tiết kiệm năng lượng khi đi xe đạp. Bánh xe không vân gai thường linh hoạt hơn trên mặt đường phẳng và trong thành phố. Bạn có thể dễ dàng điều khiển và thực hiện các động tác như quẹo và chuyển làn đường một cách dễ dàng hơn so với bánh xe địa hình có gai.
Chọn xe đạp địa hình phù hợp ngân sách
Tùy vào ngân sách của bản thân để mua một chiếc xe thích hợp. Thông thường, giá của xe đạp địa hình phụ thuộc 3 yếu tố: chất liệu khung, bộ truyền động và phanh.
Khung carbon và titan đắt hơn khung thép và nhôm. Bộ truyền động của các hãng nổi tiếng như Shimano, SRAM sản xuất có chất lượng và hiệu suất khác nhau. Bộ truyền động cao cấp thường có tính năng nâng cao về độ chính xác, trọng lượng nhẹ hơn và độ bền tốt hơn, vì thế giá thành sẽ cao hơn. Giá thành tương tự đối với phanh
Trên đây là tất cả kinh nghiệm mua xe đạp địa hình được bike2school tổng hợp và chia sẻ đến bạn. Hãy nhớ rằng một chiếc xe đạp địa hình tốt nhất không phải là chiếc xe đắt tiền nhất mà phải là chiếc xe phù hợp nhất. Liên hệ bike2school để được kỹ thuật viên tư vấn chọn mẫu xe lý tưởng.