Bánh phụ xe đạp trẻ em là một bộ phận quan trọng trong quá trình tập làm quen với xe đạp của trẻ. Bánh phụ có tác dụng gì? Khi nào nên tháo bánh phụ xe đạp? Đây là thắc mắc của rất nhiều bậc cha mẹ. Vì vậy, trong bài viết này, Bike2School sẽ chia sẻ với bạn các tác dụng của bánh phụ và thời điểm thích hợp nhất để tháo bánh phụ xe đạp.
Bánh phụ xe đạp trẻ em là gì?
Bánh phụ xe đạp, còn được gọi là bánh dự phòng, là một loại bánh xe nhỏ được gắn thêm vào xe đạp trẻ em chính để giúp duy trì thăng bằng và ổn định. Chúng thường được lắp ở phía sau của xe đạp chính để tránh bị té, ngã và đảm bảo an toàn cho trẻ em, đặc biệt là các bé từ 2-4 tuổi, mới tập đi xe đạp.
Xe đạp trẻ em Teecool Flower Angel có bánh phụ
Ưu điểm và hạn chế của xe đạp trẻ em có bánh phụ
Hiểu về các ưu điểm và hạn chế của xe đạp trẻ em có bánh phụ sẽ giúp bé phát triển toàn diện và đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé.
Ưu điểm
- Đảm bảo an toàn: Bánh phụ giúp trẻ duy trì thăng bằng và ổn định trên xe đạp, giảm nguy cơ té ngã và tổn thương. Nhờ có bánh phụ, bé sẽ luôn an toàn trong quá trình đi xe.
- Gia tăng sự hứng thú và tự tin: Sử dụng bánh phụ giúp trẻ phát triển kỹ năng đi xe đạp một cách tự tin. Bé có thể học các kỹ thuật điều khiển xe và quay đầu mà không lo sợ ngã.
- Khuyến khích vận động: Việc sử dụng bánh phụ là một hoạt động vận động tốt cho sức khỏe của trẻ. Bé có thể phát triển thể lực một cách tự nhiên.
Bánh phụ giúp bé duy trì thăng bằng và ổn định trên xe đạp
Nhược điểm
- Giảm sự linh hoạt: Bánh phụ hạn chế khả năng điều hướng xe đạp, vì thế bé không thể lái xe vào những đoạn đường có chướng ngại vật. Ngoài ra bánh phụ có thể là vật cản trợ vận tốc của xe, chẳng may bé đi vào những đoạn đường gồ ghề thì rất dễ bị mất cân bằng và té ngã.
- Trẻ dễ ỷ lại: khi trẻ sử dụng xe đạp có bánh phụ trong thời gian dài khiến trẻ bị phụ thuộc, ỷ lại và không tự học kỹ năng giữ thăng bằng.
Tại sao cần sử dụng bánh phụ xe đạp cho trẻ
Trong giai đoạn từ 2-4 tuổi, khả năng phản xạ của bé còn kém vì thế cha mẹ cần lắp bánh phụ để con tập làm quen với xe, tập điều hướng và giữ thăng bằng trên xe. Lưu ý rằng chỉ nên lắp bánh phụ khi bé mới tập đạp xe và khi đã biết đạp rồi thì nên giảm bớt sự phụ thuộc vào bánh phụ và sau đó tháo bánh phụ để bé học kỹ năng điều khiển xe.
Quan trọng là cha mẹ nên theo dõi và hỗ trợ trẻ trong quá trình bé học lái xe đạp, bất kể có bánh phụ hay không. Hãy đảm bảo rằng con đang tuân theo các quy tắc an toàn và sử dụng bánh phụ một cách đúng cách.
Thời điểm thích hợp để tháo bánh phụ xe đạp trẻ em
Việc tháo bánh phụ cũng cần xem xét thời điểm thích hợp để đảm bảo sự phát triển và an toàn cho trẻ. Thời điểm thích hợp để tháo bánh phụ xe đạp trẻ em phụ thuộc vào trình độ lái xe của trẻ và sự tự tin của trẻ. Cha mẹ hãy lưu ý một số dấu mốc dưới đây để tháo bánh phụ xa đạp cho bé
Trước tiên về độ tuổi của trẻ: Thời điểm thích hợp để tháo bánh phụ phụ thuộc vào sự phát triển và kỹ năng lái xe của trẻ. Thông thường, trẻ nên được cho phép sử dụng bánh phụ cho đến khi họ tự tin có khả năng kiểm soát và lái xe mà không cần sự hỗ trợ từ bánh phụ. Độ tuổi thích hợp có thể dao động từ 5-6 tuổi trở lên, tùy theo sự phát triển cá nhân của mỗi trẻ.
Thời điểm thích hợp để tháo bánh phụ xe đạp trẻ em
Thời điểm thích hợp để tháo bánh phụ cũng là lúc trẻ đã học được các kỹ năng lái xe an toàn. Trẻ nên biết cách giữ thăng bằng, quay vòng, và phanh một cách an toàn. Điều này có thể mất một thời gian và phụ thuộc vào sự phát triển riêng của từng đứa trẻ.
Khi trẻ đã thoải mái và tự tin đạp xe không cần bánh phụ, cha mẹ cũng nên để con đi xe 2 bánh. Nếu trẻ không tự tin khi lái xe mà không có bánh phụ, hãy tiếp tục cho trẻ sử dụng bánh phụ cho đến khi trẻ sẵn sàng.
Cách tự lắp bánh phụ xe đạp trẻ em tại nhà
Việc lắp đặt bánh phụ tại nhà không chỉ tiết kiệm chi phí, mà còn giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về cấu trúc và cách hoạt động của xe đạp của con mình. Dưới đây là các lắp đặt bánh phụ đơn giản, dễ hiểu nhất.
Bước 1: chuẩn bị dụng cụ
Trước khi bắt đầu, bạn cần chuẩn bị các dụng cụ sau:
- Bánh phụ có kích thước từ 12 - 18 inch tùy thuộc vào kích thước xe và loại xe
- Bộ ốc vít
- Cờ lê
Bước 2: Tiến hành lắp bánh phụ
Trước tiên, hãy gắn ốc vít vào vòng tròn ở giữa bánh phụ, gắn thêm một vòng đệm vào ốc vít, sau đó đặt bánh phụ vào trục sau của xe đạp của trẻ. Đảm bảo rằng bánh phụ nằm ở giữa và được đặt chính giữa trục sau.
Tiếp theo bạn bắn tiếp đai ốc và sử dụng cờ lê tháo bỏ ốc chặn trục sau, sau đó đặt bánh phụ vào và đảm bảo rằng các khớp kết nối chặn chặt và an toàn.
Sử dụng đúng mức lực để siết ốc chặn trục sau để bánh phụ không bị lỏng hoặc quá chặt. Bạn nên kiểm tra độ chặt chẽ của bánh phụ để đảm bảo an toàn.
Bước 3: Kiểm tra và điều chỉnh
Sau khi lắp bánh phụ, hãy kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng bánh phụ hoạt động đúng cách. Hãy kiểm tra kỹ để bánh phụ không bị lệch và đảm bảo an toàn cho trẻ khi lái xe. Nếu cần thiết, điều chỉnh lại bánh phụ cho phù hợp.
Khi bạn đã cân nhắc tất cả các yếu tố và tin tưởng rằng con bạn đã sẵn sàng đi xe 2 bánh, hãy tháo bánh phụ và khuyến khích con thực hành nhiều hơn. Nếu vẫn còn những băn khoăn thắc mắc các vấn đề liên quan đến bánh phụ xe đạp trẻ em, bạn hãy đến trực tiếp cửa hàng của Bike2school để được nhân viên kỹ thuật tư vấn.