Chân chống xe đạp là phụ kiện đơn giản nhưng mang lại sự tiện lợi và an toàn cho bé khi đạp xe. Nhiều bậc phụ huynh muốn tự lắp chân chống cho bé tại nhà nhưng lại chưa biết cách lắp như thế nào cho chuẩn. Bài viết này, bike2school sẽ cung cấp cho bạn mọi thông tin từ A đến Z, về cách chọn và lắp đặt chân chống xe đạp trẻ em.
Chân chống xe đạp là gì? Tác dụng của chân chống xe đạp trẻ em?
Chân chống xe đạp là một bộ phận phụ trợ được thiết kế để giúp xe đạp có thể đứng vững một cách độc lập khi không sử dụng. Chân chống thường được làm từ các loại vật liệu như kim loại hoặc hợp kim, có khả năng chịu lực tốt và khá nhẹ. Nó thường được gắn ở giữa hoặc gần bánh sau của xe đạp và có thể gập lại khi xe đang di chuyển.
Chân chống là một trong những phụ tùng xe đạp trẻ em quan trọng, mang lại nhiều lợi ích:
- Giúp xe giữ thăng bằng khi không sử dụng: Chân chống giúp xe đạp có thể đứng vững mà không cần tựa vào tường hay vật dụng khác. Điều này rất hữu ích, đặc biệt khi không có chỗ để xe an toàn.
- Bảo vệ xe đạp: Việc sử dụng chân chống giúp tránh được việc xe bị ngã hoặc va đập vào các vật khác, làm giảm nguy cơ hỏng hóc hoặc trầy xước xe.
- Đảm bảo an toàn cho trẻ: Khi xe đạp được gắn chân chống, trẻ em có thể dễ dàng đậu xe mà không cần phải nâng hoặc giữ xe, giảm nguy cơ trẻ bị thương khi cố gắng giữ xe đứng.
Các loại chân chống xe đạp trẻ em trên thị trường
Chân chống xe đạp trẻ em trên thị trường hiện nay đa dạng về kích thước, chất liệu và thiết kế, phù hợp với nhu cầu và sở thích khác nhau từng trẻ:
Theo kích thước:
- Chân chống cỡ nhỏ: Thường có chiều dài 20cm hoặc 23cm sử dụng cho size bánh 14 inch và 16 inch. Thường phù hợp với trẻ từ 3-9 tuổi.
- Chân chống cỡ lớn: Chiều dài khoảng 25cm hoặc 27 cm, dùng cho size bánh 18 inch và 20 inch, thường dành cho trẻ từ 10 tuổi trở lên.
Chân chống xe đạp bằng carbon
Theo chất liệu:
- Chân chống bằng thép: Độ bền cao, phù hợp với mọi loại địa hình, nhưng nặng hơn các loại khác.
- Chân chống hợp kịm nhôm: Nhẹ hơn, chống gỉ tốt, thích hợp cho xe đạp nhẹ.
- Chân chống carbon: Chân chống có độ bền cao, chắc chắn, khả năng giữa cho xe đứng vững ở địa hình gồ ghề, trơn trượt, ngoài ra còn kết hợp với phần đế lót cao su tăng thêm phần ổn định.
Khi nào nên lắp chân chống xe đạp trẻ em
Việc quyết định thời điểm lắp chân chống cho xe đạp trẻ em là một bước quan trọng cho thấy sự phát triển của trẻ trong quá trình học đi xe đạp. Chân chống nên được lắp khi trẻ đã không còn phụ thuộc vào bánh phụ và bắt đầu cảm thấy tự tin khi điều khiển xe mà không cần sự hỗ trợ. Thông thường trẻ ở độ tuổi từ 5 đến 7, đã có khả năng giữ thăng bằng tốt hơn và hiểu rõ hơn về việc sử dụng xe đạp một cách an toàn, không còn phụ thuộc vào bánh phụ.
Lắp chân chống cũng giúp trẻ học cách chăm sóc và quản lý xe đạp của mình một cách tự lập, khuyến khích trách nhiệm và thói quen tự giác. Ngoài ra, khi trẻ bắt đầu sử dụng xe đạp để đi học hoặc tham gia các hoạt động ngoại khóa, việc có chân chống trở nên thiết yếu để đỗ xe một cách tiện lợi và an toàn.
Cách lắp chân chống xe đạp trẻ em đơn giản nhất
Lắp chân chống cho xe đạp trẻ em không quá phức tạp và có thể thực hiện tại nhà với một số công cụ cơ bản. Dưới đây là hướng dẫn gồm 4 bước chi tiết để lắp chân chống xe đạp trẻ em một cách đơn giản nhất:
Lắp chân chống xe đạp trẻ em không quá phức tạp
Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ
Trước tiên bạn cần chọn chân chống sao cho chân chống có kích thước và kiểu dáng phù hợp với chiếc xe của bé. Tiếp theo bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cơ bản như cờ-lê, tuốc nơ vít, và giá đỡ để đặt xe.
Bước 2: Xác định vị trí lắp đặt chân chống
Thông thường, chân chống sẽ được lắp ở phần cuối khung xe gần bánh sau. Nếu xe có bánh phụ thì bạn cần tháo bánh phụ ra để không bị cản trở khi lắp chân chống.
Bước 3: Tiến hành lắp đặt
Dùng cờ - lê tháo ốc trên trục bánh xe đạp và lắp vòng tròn trên chân chống vào thanh trục. Lắp thêm một vòng đệm và tiếp tục gắn đai ốc. Sau đó dùng cờ lê siết chặt đai ốc để cố định chân chống, đảm bảo chân chống được gắn chắc chắn và không lung lay.
Bước 4: Kiểm tra và điều chỉnh
Sau khi đã lắp xong, bạn hãy để xe dựa vào chân chống và kiểm tra xem xe có đứng vững không. Nếu chân chống quá dài hoặc quá ngắn, bạn có thể điều chỉnh độ cao (nếu chân chống có tính năng này) hoặc thay thế bằng một chân chống khác phù hợp hơn. Sau khi điều chỉnh, hãy kiểm tra lại để đảm bảo xe đạp đứng vững và an toàn.
Với những thông tin và hướng dẫn chi tiết mà bike2school đã chia sẻ, hy vọng bạn sẽ dễ dàng lắp đặt chân chống xe đạp trẻ em tại nhà. Đừng quên liên hệ bike2school để được tư vấn thêm các thông tin về các mẫu xe đạp cho bé cũng như các phụ kiện phù hợp nhé!