Phanh cơ và phanh dầu, sự khác nhau giữa phanh cơ và đĩa chúng thích hợp sử dụng trong trường hợp nào? Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến nguyên lý hoạt động, những điểm khác biệt của phanh cơ và phanh đĩa cũng như ứng dụng của chúng trong xe đạp thể thao hiện nay.
Phanh cơ và nguyên lý hoạt động của phanh cơ
Có lẽ bạn nhìn thấy phanh cơ phổ biến hơn bởi các dòng xe đạp thể thao thông dụng trên thị trường hiện nay đều sử dụng loại phanh cơ, chúng có thể được thiết kế khác nhau tuy nhiên về nguyên tắc hoạt động đều tuân thủ theo một thiết kế nhất định.
Khi bạn gặp tình huống cần giảm tốc, bạn cần bóp tay thắng, tay thắng này sẽ khiến dây thắng (cáp) sẽ chuyển động kéo theo hai miếng gôm đã được lắp đặt bên dưới ngay vành xe đạp, chúng sẽ có nhiệm vụ tạo được độ ma sát đủ lớn để có giảm giảm tốc một cách hiệu quả.
Khi bạn sử dụng phanh cơ quá nhiều, hai miếng gôm này sẽ nhanh chóng bị mòn và bạn chỉ cần thay thế gôm thì hệ thống phanh cơ của bạn hoạt động bình thường.
Với nguyên tắc hoạt động trên, việc thiết kế phanh cơ tương đối đơn giản nên giá thành và chi phí rẻ, thường được ứng dụng trong xe đạp phổ thông, xe đạp trẻ em.
Tuy nhiên nhược điểm lớn nhất của phanh cơ đó chính là chúng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố xung quanh điển hình như khi trời mưa, lúc này có thể do bùn đất bám vào phanh khiến chúng không thể hoạt động cũng có khi bùn đất bám vào vành xe làm giảm độ ma sát của gôm, khiến chúng không thể an toàn khi sử dụng.
Hệ thống phanh đĩa (phanh dầu)
Phanh dầu có cấu tạo phức tạp hơn và có sự an toàn hơn, nhất là trong trường hợp bạn cần xử lý gấp, với sự nguyên lú hoạt động của mình, chúng cần một kết cấu phức tạp hơn hẳn phanh cơ học.
Khi gặp tình huống cần thắng gấp, người dùng sẽ sử dụng lực để bóp tay thắng, lực này tạo ra một áp suất trong dây phanh, với áp suất này chúng sẽ nhanh chóng tạo được áp lực lên heo dầu trong hệ thống phanh đĩa, khi áp lực này đủ lớn thì sẽ đẩy được piston bên trong khiến chúng di chuyển, piston sẽ tác động lên gôm khiến gôm ôm chặt được niềng xe đạp, lực bóp này rất chặt không giống như lực ma sát của hệ thống phanh cơ, chúng hoạt động bởi momen xoắn ngược chiều nên có thể khiến xe đạp của bạn đang ở tốc độ cao vẫn có thể ngừng lại hẳn, người dùng có thể tự điều chỉnh tốc độ thắng bằng cách bóp nhẹ chúng sẽ từ từ giảm vận tốc , tuy nhiên vận tốc được giảm rất đáng kể hơn hẳn phanh cơ học.
Nếu nhìn vào nguyên lý hoạt động trên, bạn có thể lựa chọn phanh đĩa cho xe đạp thể thao (xe đạp địa hình), trên xe địa hình bạn không có thể quan sát được đường đi một cách thoải mái như trên đường đua bởi tầm nhìn bị hạn chế, ngoài ra đường gồ ghề và có những lúc bạn cần xử lý nhanh để ứng phó với những bất ngờ có thể xảy đến nên bạn phải dùng phanh đĩa. Mặc dù dùng phanh đĩa nhưng người dùng vẫn an toàn do cấu tạo của xe địa hình phù hợp với phanh đĩa khi phần khung được thiết kế khá nặng, bánh xe to và lốp xe có độ bám dính đường cao nên rất an toàn, sự kết hợp này tạo nên những hiệu ứng tốt và hiệu quả xử lý tình huống tuyệt vời.
Hiện nay trên các dòng xe đua cao cấp cũng đã trang bị phanh dầu, để đảm bảo tính an toàn tuyệt đối.
Một số mẫu xe sử dụng phanh đĩa cơ
Tham khảo một số mẫu xe sử dụng phanh đĩa cơ bán chạy tại bike2school
1. Xe Đạp Thể Thao Địa Hình Calli 1600 26 Inch
2. Xe đạp đua Road bike Fascino 828
3. Xe đạp thể thao Galaxy A5
Một số mẫu xe sử dụng phanh đĩa dầu
Tham khảo một số mẫu xe sử dụng phanh đĩa dầu bán chạy tại bike2school:
1. Xe Đạp Thể Thao Địa Hình Calli 4100
2. Xe đạp Touring Calli S5000
3. Xe đạp đua SAVA X9.8
Trên đây, bike2school đã chia sẻ với bạn các thông tin liên quan đến nguyên lý hoạt động của phanh cơ và phanh dầu trên xe đạp. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay chúng tôi để được đội ngũ kỹ thuật giải đáp nhanh chóng.