Phanh xe đạp là một bộ phận quan trọng không thể thiếu giúp người sử dụng dễ dàng kiểm soát tốc độ trên đường. Vậy phanh xe đạp gồm những loại nào và cần lưu ý gì khi lựa chọn? Hãy cùng Bike2School tìm hiểu nhé.
Phanh xe đạp là gì?
Phanh xe đạp là một bộ phận trên xe đạp giúp ngăn không cho xe tiếp tục di chuyển, người dùng có thể chủ động sử dụng phanh xe đẹp để giảm tốc độ hoặc phanh gấp để dừng hẳn xe trong trường hợp đặc biệt.
Hệ thống phanh xe đạp gồm 3 bộ phận, cần phanh xe ( bộ phận lắp bên tay trái xe đạp), dây phanh (nối từ cần phanh xe xuống bánh xe trước) và má phanh xe đạp (đặt dưới vành bánh xe trước) tạo ma sát giúp bánh xe giảm tốc độ.
Các loại phanh xe đạp
Phanh xe đạp gồm các loại phổ biến
Phanh vành
Loại phanh này hoạt động trên cơ chế tác dụng ma sát lên vành bánh xe giúp bánh xe giảm tốc độ dần và dừng hẳn, vị trí tiếp xúc tạo ma sat với vành bánh thường làm bằng cao su. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại phanh vành khác nhau:
- Phanh rod: loại phanh nặng và có cấu tạo phức tạp chuyền dùng trên những loại xe đạp vượt địa hình trơn trượt, gồ ghề
- Phanh Cantilever: loại phanh này dễ điều khiển hơn, có khả năng điều chỉnh tốc độ nhanh chóng, thường được dùng trên các dòng xe đạp leo núi.
- Phanh U: loại phanh dễ dàng lắp đặt và chỉnh sửa, xuất hiện nhiều trên các dòng xe đạp truyền thống.
- Phanh Delta: Có hình dạng tam giác, phạm vi tiếp xúc vành xe lớn, mang lại chất lượng tốt hơn khi sử dụng.
Ưu điểm của mãu phanh vành giúp người sử dụng có thể giảm tốc độ nhanh chóng mà không cần mất nhiều lực, dễ bảo trì, thay mới và có thể lắp trên nhiều kiểu xe như địa hình, leo núi, đua...
Tuy nhiên, nhược điểm của loại phanh này khá khó chịu khi phải thường xuyên bảo trì và thay mới vì ma sát với vành xe thường xuyên dễ mài mòn.
Phanh đĩa
Cấu tạo của phanh đĩa bao gồm một đĩa phanh gắn cố định trên trục quay, đĩa này sẽ chuyển động tròn theo bánh xe. Phần đĩa phanh được đục nhiều lỗ và rãnh giúp tản nhiệt khi tạo ma sát với vành bánh xe. Má phanh có hai cặp lắp đối xứng hai bên đĩa phanh. Khi phanh, má sẽ kẹp đĩa phanh để giảm tốc độ
Ưu điểm của dòng phanh này là khả năng giảm tốc nhanh vì diện tích tiếp xúc má phanh và đĩa phanh lớn. Khi bóp phanh sẽ không có hiện tượng bó cứng và không tốn quá nhiều lực. Đặc biệt, loại phanh này hoạt động tốt trong môi trường thời tiết xấu.
Nhược điểm là giá thành khá cao so với phanh cơ, để bảo trì thay thế cần có bộ dụng cụ chuyên dụng và thợ sửa tay nghề.
Phanh đĩa cơ
Đối với phanh đĩa cơ, trọng lượng nặng hơn phanh đĩa dầu, khi sử dụng không làm nóng rìa.
Ưu điểm của phanh đĩa cơ là kiểu dáng đẹp, không ảnh hưởng bởi bùn, nước, dễ dàng thay thế. Phanh ma sát trực tiếp vào đĩa xe, không gây mòn niềng. Trọng lượng phanh nhẹ, chi phí bảo trì rẻ hơn phanh đĩa dầu, khi bị đứt cáp có thể tự thay thế.
Do phanh đĩa cơ dùng dây cáp nên độ bền sẽ kém hơn phanh đĩa dầu. Cáp dễ bị oxy hóa, dễ đứt hoặc cứng khi phanh.
Phanh đĩa dầu (thủy lực)
Phanh đĩa dầu có trọng lượng nhẹ, kết cấu khá phức tạp nhưng đổi lại lực tác động của loại phanh này rất lớn, do ít tổn hao lực ở đường truyền.
Phanh đĩa dầu hoạt động em hơi phanh đĩa cơ, độ bền tốt hơn và không bị rò rỉ hay oxy hóa. Khi bóp phanh, người dùng sẽ có cảm giác nhẹ, không bị bó cứng.
Nhưng trên thị trường phanh đĩa dầu là loại phanh giá thành cao, nếu không biết mở hoặc mở nhầm ống dầu sẽ làm cho dầu tràn ra ngoài, cần có người chuyên môn để thay thế bảo trì.
Mỗi loại phanh đều có ưu, nhược điểm khác nhau, trước khi lựa chọn nên tham khảo để có lựa chọn phù hợp nhất khi sử dụng. dưới đấy là một số thông tin tóm tắt giúp bạn có cái nhìn dễ hơn với mỗi loại phanh
Trên đây là những thông tin về các loại phanh xe đạp, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn dễ dàng lựa chọn cho mình một chiếc xe phù hợp.
Ngoài ra, Bike2School đang có các mẫu xe với nhiều kiểu dáng và sản phẩm đa dạng, các bạn có thể tham khảo trực tiếp tại https://bike2school.vn/ .