Trục giữa xe đạp là một trong những bộ phận quan trọng quyết định hiệu suất vận hành cũng như duy trì hoạt động ổn định của một chiếc xe. Trong bài viết này, Bike2school sẽ cùng bạn tìm hiểu trục giữa xe đạp là gì? Các loại trục giữa xe đạp và cách thay thế, bảo dưỡng trục xe tại nhà.
Trục giữa xe đạp là gì?
Trục giữa là thành phần quan trọng nằm giữa bánh xe, được lắp chính ở bánh răng và nằm trên phần khung xe. Trục giữa có kích thước khá nhỏ, được thiết kế dưới dạng hình ống với bề ngang hẹp, tiếp xúc trực tiếp với đĩa bánh răng.
Trục giữa xe đạp
Trục giữa như một bộ phận chuyển đổi, cho phép khung giữa xe đạp kết hợp với bánh răng hoạt động theo ý muốn của người điều khiển xe. Không có trục giữa xe đạp sẽ không thể di chuyển vì thế đây được coi là bộ phận bắt buộc phải có trên mỗi chiếc xe. Trục giữa nằm ở vị trí giữa khung và đĩa xích vì vậy, việc thay thế, bảo dưỡng cũng khá phức tạp nếu bạn không phải là người tìm hiểu nhiều về cấu tạo xe.
Có mấy loại trục giữa xe đạp?
Hiện nay, có 2 loại trục giữa cơ bản đó là trục giữa lỗ vuông và trục giữa rỗng, mỗi loại có ưu điểm và hạn chế riêng và phục vụ những mục đích khác nhau. Cùng Bike2school tìm hiểu chi tiết về 2 loại trục giữa này để chọn được loại trục phù hợp với xe đạp của bạn nhé!
1. Trục giữa lỗ vuông
Trục giữa lỗ vuông là một loại trục giữa cổ điển và phổ biến được sử dụng trên hầu hết loại xe đạp truyền thống. Bạn có thể dễ dàng nhận diện được loại trục này qua chiếc lỗ hình vuông ở trên trục.
Trục giữa lỗ vuông
Trục giữa lỗ vuông đó là cấu tạo đơn giản, giá thành khá rẻ, dễ bảo dưỡng và thay thế. Với đặc tính là loại trục truyền thống, lâu đời nên trọng lượng khá nặng, nếu di chuyển trên quãng đường dài, xe không những không đạt hiệu suất như mong muốn mà còn có thể gây ra hiện tượng bị ăn mòn phụ kiện.
Chính vì nhược điểm này mà trục giữa lỗ vuông đã được thay thế và nâng cấp với hiệu suất vượt trội hơn. Sử dụng trục giữa lỗ vuông cải tiển với các dòng xe đạp mới, hiện đại như xe đạp thể thao, xe đạp đua, xe đạp địa hinh,...sẽ nâng cao hiệu suất hoạt động của xe, mang đến nhiều tiện ích cho người sử dụng.
Ưu điểm | Nhược điểm |
Phổ biến trên thị trường, dễ tìm kiếm, thay thế, bảo dưỡng | Nặng, mất sức nếu di chuyển đường dài. |
Giá thành thấp |
Hiệu suất và độ bền thấp |
Sử dụng cho nhiều mẫu xe | Bất tiện khi tháo lắp |
Sử dụng thời gian dài có thể khiến các bộ phận khác bị mài mòn |
2. Trục rỗng xe đạp
Trục rỗng xe đạp hay còn được gọi là trục giữa cốt rỗng (BB), là một loại trục cao cấp, khá quen thuộc với những ai đã tìm hiểu hiểu nhiều về các dòng xe đạp cao cấp.
Trục rỗng xe đạp
Giống như tên gọi, đây là loại trục có cấu tạo rỗng ở giữa, làm bằng vật liệu nhôm hoặc thép chắc chắn và bền bỉ. Phần vỏ ngoài của trục dày dặn và cứng cáp, nhưng trọng lượng lại khá nhẹ, điều này giúp giảm sự hao mòn khi đạp xe ở cường độ mạnh, bảo vệ các phụ kiện và kéo dài tuổi thọ cho chiếc xe.
Với nhiều ưu điểm nổi bật như vậy, chắc chắn trục rỗng sẽ là lựa chọn hàng đầu với nhiều người đam mê xe đạp thể thao, đặc biệt là các dòng xe đạp đua. Tuy nhiên, loại trục này có duy nhất một nhược điểm đó là giá thành cao gấp 3 đến 4 lần so với loại trục giữa lỗ vuông. Bạn nên cân nhắc nhu cầu, mục đích sử dụng cũng như điều kiện tài chính để chọn loại trục phù hợp.
Ưu điểm | Nhược điểm |
Trọng lượng nhẹ, hỗ trợ tối đa khi đi đường dài | Giá thành tương đối cao |
Dễ dàng tháo lắp, bảo dưỡng |
|
Hiệu suất và độ bền cao, phù hợp nhiều môi trường |
Hướng dẫn thay thế, bảo dưỡng trục giữa xe đạp
Trục giữa sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn đến mài mòn, hỏng hỏng nên việc thay thế và bảo dưỡng định kỳ, kiểm tra trục giữa xe đạp sẽ đảm bảo xe của bạn luôn hoạt động mượt mà và an toàn trên mọi hành trình.
Thay thế, bảo dưỡng trục giữa xe đạp rất quan trọng
Để tiết kiệm thời gian và chi phí, bạn có thể thực hiện thay thế, bảo dưỡng trục giữa tại nhà. Dưới đây là các bước cơ bản để bảo dưỡng trục giữa xe đạp:
- Bước 1: Sử dụng bộ dụng cụ lục giác chuyên dùng để tiến hành tháo trục giữa
- Bước 2: Dùng các dụng cụ như chổi hoặc bàn chải để làm sạch trục giữa, tiếp theo rửa lại bằng nước để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và bùn đất trong quá trình sử dụng xe. Nếu trục giữa có bám dầu mỡ hoặc cặn dầu, bạn hãy dùng dung dịch tẩy dầu mỡ chuyên dụng để làm sạch.
- Bước 3: sử dụng khăn lau khô trục đã được vệ sinh
- Bước 4: Lắp trục giữa mới vào xe đạp, bôi thêm dầu nhớt để hệ thống hoạt động mượt mà. Nên bôi một lượng dầu vừa phải, quá nhiều hoặc quá ít dầu nhớt đều không tốt.
Trên đây là 4 bước cơ bản để thay thế bảo dưỡng trục giữa tại nhà, tuy nhiên nếu không đủ dụng cụ hoặc cảm thấy không đủ chuyên môn để thực hiện, bạn có thể tới các showroom xe đạp uy tín để được hỗ trợ.
Trục giữa xe đạp là bộ phận không thể thiếu mang đến cho bạn những trải nghiệm đạp xe tốt nhất. Hãy luôn kiểm tra và bảo dưỡng trục giữa để chiếc xe của bạn luôn hoạt động tốt và an toàn trên mọi hành trình. Bạn có thể liên hệ Bike2school để được tư vấn thêm cũng như hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa nhanh chóng.