Trong những ngày gần đây, khi mà kinh tế thế giới vừa phải trải qua những đợt bùng phát Covid lớn, tình hình lại càng trở nên xấu đi khi xảy ra xung đột giữa Nga - Ukrainai
Điều này đã góp phần thúc đẩy giá cả tăng cao, đặc biệt là mặt hàng xăng dầu. Tại Việt Nam, xăng những ngày qua đã chạm ngưỡng lịch sử 30.000 đ/Lít, trong điều kiện như vậy, giảm thiểu tiêu thụ xăng chính là một biện pháp tiết kiệm hiệu quả.
Giá xăng tăng cao, tại sao không chuyển sang thói quen đạp xe đạp?
Chi phí một tháng bạn bỏ ra đổ xăng tùy vào quãng đường hàng ngày bạn di chuyển, giả sử bạn đi làm bằng xe máy cách nhà 5km, quãng đường cần và về là 10 km, một tháng từ 220-260 Km, bạn sẽ cần phải đổ khoảng 400.000 - 600.000 đ/tháng với giá xăng như hiện tại. Như vậy, một năm số tiền cần đổ xăng lên tới 5Tr - 7Tr đồng.
Nếu chuyển sang đi xe đạp, bạn sẽ giảm thiểu được chi phí nêu trên, nhưng quan trọng hơn, bạn sẽ được rèn luyện sức khỏe để phòng ngừa bệnh tật cũng như góp phần bảo vệ môi trường sống xunh quanh.
Nhà nước có khuyến khích đi xe đạp không?
Câu trả lời là có. Ngay từ tháng 12/2021 tại thành phố Hồ Chí Minh dịch vụ cho thuê xe đạp công cộng đã được triển khai, nhằm tuyền truyền tới người dân lợi ích của việc đi xe đạp. Cùng với đó, nhiều lộ trình được vạch ra để tăng cường sự hiện diện của xe đạp như dự thảo cấm xe máy lưu thông trong nội thành Hà Nội từ năm 2025, và kế hoạch ngăn làn đường riêng cho người đạp xe đạp.
Đối tượng nào nên sử dụng xe đạp là phương tiện chính ngay từ bây giờ?
Đó là các bạn học sinh, sinh viên. Thay vì sử dụng xe máy, hoặc những phương tiện chạy điện tốc độ cao gây mất nguy hiểm, thì các bạn học sinh đang được các thầy cô nhà trường hết sức khuyến khích sử dụng xe đạp. Vì xe đạp mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các bạn học sinh như:
- Tăng tính tự lập cho bản thân
- Rèn luyện sức khỏe hàng ngày một cách tự nhiên
- Di chuyển an toàn hơn
- Tiết kiệm thời gian cho bố mẹ, tránh tắc đường tại cổng trường
- Hình thành lối sống xanh cho thế hệ tương lai